Saturday, July 30, 2016

CẤU TRÚC CHUNG CỦA PHONG LAN

Căn cứ vào cấu trúc, họ lan được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm đa thân (Sympodial) và nhóm đơn thán (monopodial). Ngoài ra còn một nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên nhưng gồm rất ít giống.
✿ ✿ Nhóm đơn thân ✿ ✿
Gồm các giống: Vanda, Phalaenopsis, Aerides, Rhynchostylis... Đây là nhóm gồm những cây chỉ tăng trưởng theo chiều cao làm cây dài ra mãi. Nhóm đơn thân chia làm hai nhóm phụ :
- Nhóm Sarcanthinae: Như các giống Vanda, Aerides, Phalaenopsis, Renanthera, Angraceum, Aerangis,... Ở nhóm này là được xếp thành 2 hàng đối nhau, lá trên 1 hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Ở một số giống như Phalaenopsis các đốt rất ngắn và các lá trở nên dày đặc. Ở một sô giống khác; các đốt tương đối xa nhau. Lá thường dài hơn rộng và xẻ nhiều dạng hay chia làm 3 thùy không cân đối ở đỉnh.
- Nhóm Campylocen trinae : Trong khi lá thường dẹp hay phẳng thì ở vài loài lan như Papilionanthe teres và tất cả các cây của giống Luisia lá có dạng giống thân.
✿ ✿ Nhóm trung gian ✿ ✿
Gồm các giống: Centropetatum, Phachypllum, Dichaea...
✿ ✿ Nhóm đa thân ✿ ✿
Gồm các giống: Cattleya, Oncidium, Dendrobium, Cymbidium, Epidendrum... Đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên tục, mà có những chu kỳ nghỉ sau những mùa tăng trưởng. Nhóm này chia làm 2 nhánh phụ, căn cứ vào cách ra hoa :
- Nhóm ra hoa phía trên : Đáng kể gồm các giống Dendrobium, Cymbidium. Oncidium, Maxillaria, Lycaste Phaius, Bulbophyllum.
- Nhóm ra hoa ở đỉnh: Laelia, Cattleya (ngoại trừ 2 loài), Epidendrum (ngoại trừ 2 loài) đa số là của Pleurothallidinae và nhiều giống khác.
Đối với nhóm này thì giả hành rất biến động, có nhiều hoa giả hành ở dạng thân cây. Các loài của giống Dendrobium thường cho các giả hành mới trên ngọn giả hành cũ gọi là cây Keiki (off-shoot). Một đợt tăng trưởng mới bắt đầu khi các mắt phát triển. Cách ra hoa cũng thay đổi, vài loài hoa chỉ hình thành trên các giả hành mới (Cattleya, laelia...) các loài khác hoa được hình thành trên cả giả hành cũ như Dendrobium, một số Epidendrum, Spathoglottis.
✿ ✿ Rễ ✿ ✿
Trong tự nhiên, rễ giúp cây lan bám cố định vào thân cây, hốc đá hay dưới đất và hút hơi ẩm, dinh dưỡng để nuôi cây.
Đa số lan nuôi trồng là loại phong lan với rễ bám vào thân cây, nơi có nhiều ánh sáng và không khí. Rễ có khả năng tự quang hợp và có thể lan dài tới nhiều mét tính từ gốc cây.
- Vùng lõi: màu xanh, vận chuyển nước lên toàn bộ cây. Nếu lõi có màu nâu, khô quắt hoặc úng nước; và tổng thể, trông rễ như 1 sợi dây rễ đã chết và nên bị cắt bỏ.
- Lớp vỏ lụa: màu trắng bạc, bao bên ngoài vùng lõi, có cấu trúc nhiều khoang xốp nhằm hút và giữ nước cho cây.
- Chóp rễ: màu xanh hoặc hơi nâu khi đang sinh trưởng, bao gồm vùng phân chia và kéo dài của rễ.
Dựa vào kích thước rễ, có thể xác định loại giá thể cần sử dụng: rễ càng dày về đường kính thì giá thể càng phải thông thoáng.
Khi sống ở đất, chúng thường có củ giả, rễ mập và xum xuê hoặc có chân rễ bò dài hay ngắn. Tuy nhiên, nét độc đáo của họ lan là lối sống phụ ( bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các thân cây gỗ khác. Hoa lan phát triển thân rễ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai ( tuỳ thuộc vào từng loài) đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày. Hệ rễ phát triển nhiều hay ít phụ thuộc vào hình dạng chung của cơ thể.
Nhiều loài lan rất nhỏ bé, khó khăn lắm mới nhận được chúng trong kẽ nứt của vỏ cây gỗ, trên các cành, nhánh cao tít. Hệ rễ cũng nhỏ, đan thành búi, ngược lại ở các loài phong lan có kích thước lớn hay trung bình, hệ rễ khí sinh phát triển rất phong phú, mọc rất dài, mập, khoẻ vừa giữ cho cơ thể khỏi bị gió làm lung lay, vừa làm cột chống đỡ cho thân vươn cao.
Để làm nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng, chúng được bao bọc bởi một lớp mô hút dày, ẩm, bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí. Với lớp mô xốp đó, rễ không những có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc trên vỏ cây mà còn lấy được nước lơ lửng trong không khí (sương sớm hay hơi nước).
Đặc tính chính của đa số các loài lan là sự hiện diện một lớp mô xốp đợc xem như là một lớp mô xốp (màng) bọc chung quanh các rễ thật. Mặc dù họ các giống cây này không độc đáo, nhưng lớp mô xốp bọc Ở trong trường hợp này phát triển tốt không chỉ có Ở giống thực vật biểu sinh và thực vật phát triển trên đá mà còn Ở có Ở các loài lan đất. Cấu trúc này phát triển không ít thì nhiều tùy theo các loại, nó dễ dàng hút nước và muối khoáng, đặc biệt ở giữa các loài thực vật biểu sinh. Lớp màng xốp này cũng cho thấy có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ nước và ngăn chặn ánh nắng mặt trời gay gắt.
Chóp rễ của các. giống lan biểu sinh có thể ở dưới ánh nắng và thường có màu xanh lá cây. Ở phần này các sắc lan không bị màng bao xốp ngăn chăn. trái lan Ở một vài loài ít lá. phần quang hợp được tiến hành trong toàn bô cấu trúc rễ Ở nhiều loại lan đất như giống Paphlopelllm người ta cũng tìm thấy được lông rễ.
Oncidium có rễ mỏng manh và nhỏ. Rễ của Phalaenopsis và Vanda có đường kính lớn với lớp vỏ lụa rất dày.
Cây đơn thân: thường là rễ khí sinh, mọc dài và buông thõng xuống dưới, thường mọc từ đốt cuối cùng của thân chính hoặc ở trên 1 vài lá.
Cây đa thân: rễ mọc từ thân ngầm, màu trắng, mọng nước với chóp rễ màu nâu đỏ, xanh nhạt hoặc màu olive khi đang sinh trưởng.
Ở lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Rễ đa số loài lan đều có hình, trụ, có nhánh bậc 1, bậc 2, bậc 3 hay không, và thường là rất dài. Ở đa số thành viên của Cypripedilinae và nhiều loài lan đất khác rễ còn mang lông rễ. Ở các loài đơn thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá.
Rễ của Lan rất độc đáo trong thế giới loài cây. Rễ chúng dày và phần lớn lại trắng, nhưng lại không sản sinh tràn lan như ồ các cây khác. Rễ gồm một nhân nhỏ bên trong, một lớp bọc bên ngoài hút nước do những tế bào tạo thành lớp gọi là mạc (velamen) , mà các tế bào khi khô chỉ chứa không khí thôi. Lớp này, hút nước xuyên qua bề mặt của nó, gọi là màng bọc rễ hút nước màu trắng, và nó phát triển phía sau đầu chồi non. Mạc này chứa những sợi tấm mộc tổ cứng, mạc ấy, có thể hấp thụ hơi nước của không khí, cũng như tích trữ nước mưa và sương đọng.
Đầu rễ của Lan rất dễ bị tổn thương và rất dễ gãy khi chúng ở ngoài chậu. Hầu hết rễ Lan thường phải nằm yên trong chậu, nhưng, theo bản chât thì hướng vào không khí nên thường mọc'tràn qua miệng chậu và tiếp tục phát triển thì có thể lơ lửng hay bám vào bất cứ bề mặt nào chúng chạm đến được.
Rễ không được kết cấu thường xuyên mà theo từng năm, nhú ra từ gốc một khoảng thời gian sau khi mọc chồi mới. Tương tự như thế, lá rụng sau 1 hay vài năm, do đó rễ chết tự nhiên và được thay thế bằng rễ từ chồi mới.
Rễ cực kỳ quan trọng đối với Lan. Nếu rễ bị chết do bị tưới nước quá nhiều thì phải chờ cho đến khi cây phát triển chồi mới thì mới có thể thay thế, như vậy là cây có thể tồn tại nhiều tháng mà không cần rễ và không thể hấp thu chất ẩm. Nếu có xảy ra như thế thì những thân giả sẽ héo và tán lá sẽ trở nên tê liệt cho đến khi rễ mới có khả năng bù lại nước đã bị mất; xịt nước đều đặn sẽ giúp làm giảm bớt mất nước.
✿ ✿ Cách xử lý với cây hoa lan bị mất rễ ✿ ✿
Nếu rễ quá ít, cây sẽ không đủ nước, không bám cành cây hốc đá đươc, hoa sẽ không nhiều và không đẹp
Nếu rễ không mọc được, bị thối, bị bệnh hay bị chết, cây sẽ thiếu nước, thiếu chất bổ dưỡng cây sẽ còi cọc và sẽ chết dần chết mòn.
Phân tích cho kỹ rễ chia ra làm 5 phần: lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ.
Đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhưng giống lan cần tưới nhiều như Vanda, Renanthera chẳng hạn, cũng nên đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi mới tưới.
Nhiều cây lan khi mua về ở trong tình trạng bị trơ rễ (bare root). Những cây lan này có thể là:
• Bóc ở trong rừng ra vì lan bám vào thân cây lớn nên phải bóc ra, trường hợp này lan thường bị đứt rễ.
• Gửi lan cho nhẹ cân, một vài vườn lan vẫn gửi lan trơ rễ, nhưng hiện nay phần đông lan gửi đi còn nguyên trong chậu.
• Lan vừa mới tách nhánh, nhà vườn không muốn trồng trong chậu.
• Lan mang vào từ nước ngoài. Vì vấn đề phòng ngừa bệnh tật, sâu bọ cho nên Bộ canh Nông Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác bắt buộc các cây cối nhập nội phải để trơ rễ.
• Các giống Ascocenda, Vanda, Mokara trồng trơ rễ hay đã cắt cành.
Những cây lan ở vào tình trang kể trên, khi tới tay người nhận thường ở trong tình trạng khô héo vì thiếu nước, thiếu hơi ẩm trong thời gian đóng gói, chuyên chở hoặc nằm trong nhà kho chờ đợi.
Trong thời gian này có cây vì bản năng sinh tồn nên mọc mầm, nhưng phần đông ở trong tình trang ngủ yên hay thân cây bị teo tóp lai, rễ bị khô và dễ gẫy.
Vì vậy tuyệt đối không nên đem trồng ngay khi câyở trong tình trang này.
Việc cần làm là khi nhận được hãy mở ngay thùng xem xét xem cây có bị dập gẫy gì không? Nếu bị, những vết thương đó là nơi cho vi trùng hay nấm dễ dàng xâm nhập. Sau đó dùng dao hay kéo đã khử trùng cắt bỏ các lá, thân cây, rễ bị thối hay bị gẫy.
Kinh nghiệm cho biết rằng nếu cắt bớt rễ đi cây sẽ mọc thêm rễ mới. Phun thuốc diệt vi khuẩn và diệt nấm với 2 thìa cà phê Physancho 20 lít nước hay rắc bột diêm sinh, bột quế, vôi hay các thứ thuốc khác rồi để cho khô.
- rễ lan lại bám được vào giá thể bởi vì rễ cây lan có khả năng tiết ra chất có đặc tính dính như hồ để bám vào bề mặt đá/thân cây.
✿ ✿ Giả hành (thân giả) ✿ ✿
Nhiều loại Lan sản sinh thân giả, dù không phải loại nào cũng thế. Những loại Lan nào sản sinh thân giả thì phát triển theo cách là những chồi mới phát triển từ những chồi trước đó hay từ những thân giỏ, tức là hằng năm thì có thân giả dọc theo thân rễ tiếp tục tăng thêm. Bằng cách này, cây tạo ra một chuỗi thân giả như một dây chuyền. Dây chuyền này có thể bị phân chia khi 2 hay 3 mầm mới bung ra từ thân giả sau cùng trong 1 năm. Đây là lý do cho thấy những khôi bự có thể hình thành qua nhiêu năm như thê nào.
Có một sự biến động rất lớn về giả hành của lan từ giống này sang giống khác và ngay trong cùng một giống. Giả hành của lan chỉ xuất hiện trên các loài lan thuộc nhóm đa thân. Giả hành là một bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Khác với thực vật có hoa khác, giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, đây là bộ phận dự trữ nhiều chất dinh dường rất cần thiết cho sự phát triển giả hành mới, sau khi cây lan đã trổ hoa và nghỉ ngơi. Giả hành cũng là cơ quan dự trữ nước, vì thế nếu có biến cố thiếu nước xảy ra thì các loài thuộc nhóm đa thân duy trì sự sống lâu hơn nhóm đơn thân.
Thường thì giả hành có hình thoi đối với các loài thuộc giống Cattleya ví dụ như Cattleya labiata và các họ hàng của loài này. Các loài khác lại có hình trụ như Cattleya bicolor, Cattleya guttata. Có loại giả hành lại dẹp như Oncidium goldiana. Các giống khác lại có hình tháp như Cymbidium. Trong cả trăm loài khác nhau của Pleurothallidiae thì giả hành trong nhiều trường hợp bị thu bé lại đến độ khó nhận thấy, ở giống khổng lồ như Dendrobium và Epidendrum vừa có thân thật vừa có giả hành, ở loài Bulbophyllum minutissimum có giả hành rõ rệt nhưng chúng hiếm khi lớn hơn đầu đinh ghim, ngược lại giả hành của Grammatophyllum speciosum thì giả hành có thể có chiều dài lớn hơn 7,5m.
Những thân giả lạ kỳ nhất là loại có thân giả rỗng Schomburgkia tibicinis và Caularthon bicomuỉum, 2 loại có kẽ hở ở đế của những thân giả rỗng. Khó biết chắc tại sao những loại này lại tiến hóa vì chúng không có chức năng như là nơi tồn trữ thức ăn khi chúng hoàn toàn trống rỗng. Thường bị một loại kiến hung hãn xâm chiếm nên những thân giả này có thể có 2 công dụng: cung cấp nơi ở cho côn trùng, rồi đến lượt côn trùng này lại hỗ trợ cho Lan và giữ cho chúng khỏi bị những vật ký sinh hay côn trùng phá hoại.
Thân
Thân lan chỉ có các loài đơn thân và một số loài của giống Dendrobium và Epidendrum vừa có giả hành, vừa có thân. Các loài lan có thân thường không có bộ phân dự trữ nước và các chất dinh dường nên ta phải bón phân cho chúng làm nhiều lần và nên tưới nước đều đặn.
Thân của lan cũng thường biến động rất lớn từ 10 -20 cm với các loài Ascocentrum miniatum, Aecides midtiflora và có thể 3 - 4 m như các loài Papilionanthe teres. Arachnis hoặc khổng lồ như Acampe, Vanilla...
Thân thường mang rễ và lá. Ở nhóm đơn thân rễ và lá thường mọc theo 2 chiều thẳng góc nhau. Phát hoa cũng xuất hiện trên thân từ các nách lá, phát hoa thường mọc song song với lá thẳng góc với rễ.

✿ ✿ Lá lan ✿ ✿
Lá của đa số các loai lan xếp thành hai dãy đối nhau trên cành (lá đối); thậm chí ở các loài đó có đặc tính đơn trục (cành đơn) hãy xem xét vị trí của những màng bộc sẽ thấy đợc sự xếp đặt này.
Ở nhiều loài lan không có mầm giả, lá của chúng được chuyển thành các cơ quan chứa thức ăn và nước. Như vậy có một sự tiến triển tử những gì mà có thể xem như là một giai đoạn khởi đầu, như ở các loài khác của giống Phalaenopis. Ở loài này là thịt đi qua các giai đoạn trung chuyển, như Ở giống Dendrobium leonis and Angraecum distichum, giống D.cucumerinum và D.Linguiforme đạt tới cực điểm. Ở đây lá là các cơ quan phụ thật sự. Lá của hầu hết các giống lan thường là dai, thậm chí có điểm giống như lá bài; những chiếc lá thường mỏng hơn có màng và luôn luôn kết hợp với những mầm giả lớn hoặc cỡ trung. Đại đa số các giống lan có lá mầm đơn, các gân lá chính thường chạy song song và các khe không lồi lên nhiều lắm (lõm xuống). Ở nhiều loại lan có một đường kẻ, Ở đuôi các chiếc lá nơi này thờng bị đứt ra, dù có hoặc không chúng vẫn tiếp tục có một màng Ở đuôi bọc chung quanh cành hoặc mầm giả. Đôi lúc Ở vùng rụng này không xuất hiện Ở đuôi cuống lá như ở một số loài thuộc giống eceoclades. Ở hầu hết mọi trường hợp cá biệt, sự rụng một chiếc lá dẫn đến một dấu hiệu nhẵn nhụi và trơn láng đôi khi xảy ra Ở giống Catasetum, sự việc này tạo ra các chiếc gai. Vì có quá nhiều loài, cho nên lá của chúng có nhiều dạng khác nhau
Lá của họ lan thường có biến động cực đoan, từ những loài có lá như là của thân cây mập, ví dụ Cattleya, phalaenopsis... đến những loài có lá thật mỏng như Coelogyne, Oncidium goldiana. Có những loài lá có bản rộng giống như lá của họ Palmae như Phaius, spathoglottis, bìa lá có thể nguyên hoặc răng của Cattleyopsis, Broughtonia, một số loài của Oncidium. Lá có thể mọc đối xứng qua gân chính hay không. Đuôi lá có thể tròn, nhọn hay khuyết. Tuy nhiên, điểm chung nhất ở các loài lan là lá thường dài hơn, rộng gắn vào thân hoặc giả hành bởi một cuống lá dài hay ngắn.
Lá chứa diệp lục tố, làm cho cây quang hợp ánh nắng thành năng lượng. Một số Địa lan sống rất thọ mà vẫn không có lá, chỉ tạo ra tán lá trong một thời gian ngắn trong mùa phát triển. Một ít Lan, như loại Rhizantheỉìa là loại mọc dưới mặt đất lại không có phần nào màu lục, lệ thuộc hoàn toàn vào nâm li ti mà chúng lạo thành mối liên hệ cộng sinh. Những chất dinh dưỡng mà Lan cần đều do nấm cung cấp.
Một vài loại Lan lại có lông ở cả 2 bên tán lá. Mục đích gì thì chưa ai hiểu rõ, nhưng có thể là chúng bảo vệ tránh côn trùng làm hại hay là một thứ nước bảo vệ nằm trong tán lá, có thể rất bất lợi vào Loại Dendrobium senile có những đêm giá buốt.
Căn hành (thân - rễ)
Căn hành chỉ gặp ở lan đa thân, trừ một số ít bị thu nhỏ rất nhiều ở lan trung gian (pseudomonopodial). Căn hành thật sự là thân cấp 1 và từ đó có những thân cấp 2, chúng có thể dài ra và mang lá gọi là thân, hoặc tương đối bị thu ngắn và dày ra thành giả hành có nhiều dạng và kích thước khác nhau. Dạng căn hành biến động từ giống này sang giống khác và loài này sang loài khác, ở nhiều giống, đa số Masdevallia, nhiều Dendrobium, Oncidium, Brassia thì căn hành rút ngắn đến độ khó nhận thấy. Đa số các Cattleya, Lealia căn hành rõ rệt hơn. Còn các giống Bullophyllum, Coelogyne căn hành rất dài.
Căn hành là nơi cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sông, chết hoặc hưu miên. Chính tại nơi giả hành tiếp xúc với căn hành có từ 1 đến 2 mắt. Mắt là nơi hình thành cũng mang rất nhiều rễ để nuôi sống cây lan. Do đó căn hành là bộ phận quan trọng nhất cho việc duy trì và phát triển số lượng lan theo phương pháp chiết nhánh thông thường.
✿ ✿ Mầm giả ✿ ✿
Các mầm giả thường có hình tròn, nhưng cũng có thể là hình oval, hình elip, hình thoi, hình dùi cui hoặc hình trụ. Đôi lúc có thể bị kéo dài ra như cây gậy hoặc bị ép lại tử hai bên và từ trên xuống dưới. Bề mặt của chúng có thể láng, thô hoặc có các nếp nhăn I và đôi lúc chúng có thể cuốn lại nh lá bắp khô toàn bộ hoặc chỉ chung quanh gốc.
✿ ✿ Các cụm hoa ✿ ✿
Các cụm hoa lan thờng phát triển từ nách lá hoặc đối trục với nó, Ở gốc mầm giả, Ở đầu cành hoặc từ chính mầm giả. Cấu trúc điển hình là một chùm, nói mật cách khác cành hoặc các trục trên đó chỉ có những chiếc hoa độc nhất với những cuống được xếp ít hay nhiều theo hình xoắn ốc. Tuy nhiên có những hình thức khác nhau đối với chùm hoa đơn; một cụm hoa có thể có hình của một chùm (hoa), một bông, chùm kép, tán, hoặc hình sim. Các cụm hoa được tạo nên bởi một số hoa khác nhau nhưng có lẽ chỉ có một số ít mà thôi nh Ở các loài khác của giống Paphiopedilum và Cattleya hoặc hàng trăm bông (hoa) như ở giống Epiden rum diffusum. Các hoa có thể nở cùng một lúc hoặc nở dần.
✿ ✿ Hoa ✿ ✿
Lẽ đương nhiên những giống hoa lạ thường như loài hoa lan sẽ đợc người ta trồng Ở nơi đẹp đẽ. Chúng có thể lớn hoặc nhỏ, rực rỡ hay tầm thường, có hương thơm hay không kéo dài hoặc chóng tàn... chúng mãi mãi là một nguồn khoái cảm và đầy kinh ngạc.
Các loại hoa này thường phô bày theo dạng đối xứng hai bên, nhưng Ở một số giống như là Ludisia. Mormodes v.v.. , điều này không rõ rệt lắm vì sự xoay tròn của trụ hoặc cánh hoa hình môi (môi hoa) tạo cho chúng hoàn toàn không cân xứng (đối xứng như thể là vì một lý do nào đó mà chúng đã nở ra một kiểu dáng
khác thường.
Biểu đồ của các dạng hoa:
1. Hoa đơn
2. Hoa chùm
3. Tán hoa
4. Nhánh hoa
5. Cành đối xứng
6. Cành kép
Hoa liền cành nhờ cuống và gần chỗ liền (đính) đó luôn luôn có một lá bắc. Cuống kéo dài ra cho tới bầu hoa tạo ra 3 lá noãn. Một nét đặc trưng của loài lan, đặc biệt là loại thực vật biểu sinh, bầu hoa phát triển không đều ngay lúc nở hoa ; thật vậy, tiến trình này chỉ phát triển tốt nếu hoa đợc bón phân đầy đủ Bầu hoa luôn luôn ở phía dưới (nghĩa là nằm dưới các phần của hoa, nó được tạo thành bởi 3 lá đài, 3 cánh hoa. và một trụ hoa
Dù rằng đa số loài lan có lá đài và cánh hoa không khác nhau nhiều về màu sắc và hình dáng, lá đài Ở phía ngoài cánh hoa, chúng thờng nhỏ hơn và đôi lúc màu sắc ít sặc sỡ. Một nét đặc biệt của các loại hoa này là một trong ba cánh hoa có hình thái khác hẳn so với hai cánh kia: cánh này gọi là môi dưới ở một số giống lan khác, môi dưới đặc biệt to lớn và màu sạc sỡ nh ở giống lan nhiệt đới Cattleya và giống lan châu âu Ophrys ; lưu ý ở giống lan Cylpededioideae môi dới có dạng cái túi và giống Coryanthes giống nh cái gàu múc nước.
Ở các giống khác như giống Stanhopea môi dưới rất phức tạp, nó chia làm ba. phần : phần gốc đợc mỏ rộng ra tạo thành các chén nhỏ, phần giữa hẹp hơn có hai phần phụ cứng và xoắn lại và phần đầu môi mở rộng ra thành hình tam giác.
Ở các giống Pleurotha leidinae môi và cánh hoa cực nhỏ và khó thấy.
Môi hoa thường nằm Ở trên các phần khác của hoa, chẳng hạn như Ở giống Polystachja và hoa cái của giống Catasetum; nhưng Ở nhiều trường hợp cá biệt khác, nó ở phía dới bởi vì hoa xoắn đến 180 Ở nhiều giống môi có hình dạng ống hình thành với chiều dài khác nhau Ở phần đế môi phần này được gọi là cựa và thường chứa mật để hấp dẫn vật thụ phấn.
Ở trong các lá đài và cánh hoa, tiếp theo bầu hoa là trụ hoa. Cơ quan này được tạo ra từ sự dung hợp lỏng hay chặt tùy theo nhóm lan. Theo kiểu này nó ở cơ quan sinh dục cái (núm nhụy) và các nhụy hoa, thường chỉ một cái thôi, và kết thúc Ở cơ quan sinh dục đực. Vị trí hỗ tương và hình dạng của các cấu trúc này thay đổi rất nhiều - lại càng nhiều hơn giữa các giống và các loài khác.
Hầu hết các loại hoa lan đều lưỡng tính. Chỉ có một ít loài của giống Castaseum, Cycnoches và Mormodes đơn tính đợc sinh ra bời những cụm hoa khác nhau trên cùng một cây. Tuy nhiên các cụm hoa này đều đợc tạo ra vào những thời điểm khác nhau, cho nên sự thụ phấn là một điều thật sự đợc loại trừ. Phần lớn các loại lan, các hạt của chúng đều đợc tập trung thành những nhóm nhỏ ; số lợng và kích cỡ khác nhau nằm bên trong bao phấn đợc gọi là sự ngưng kết các hạt phấn.
✿ ✿ Trái lan ✿ ✿
Sự thụ phấn xảy ra khi phấn hoa từ hoa này chuyển sang và lắng xuống Ở cơ quan sinh dục cái (núm nhụy) của hoa khác bởi các loài vật khác nhau, gồm có nhiều loài của "Bộ cánh màng" (ong, kiến), "bộ hai cánh" (ruồi) ; t'bộ cánh vảy" (bớm), bớm đêm và một số loài chim thuộc họ chim hút mật và chim ruồi.
Giống vật thăm viếng thường bị thu hút bởi mùi hương và đôi lúc cũng vì màu sắc và hình dáng của hoa, nó di chuyển phấn hoa bám vào bằng một sợi dây thật mảnh cho đến một màng dính nhỏ (dạ tổ ong) khi màng dính này dính vào cơ thể loài côn trùng. Tiếp theo sau đó côn trùng thụ phấn mang các hạt phấn chạm nhẹ vào cơ quan sinh dục đực (núm nhụy) của hoa khác, chúng rơi ra khỏi
dạ tổ ong và dính vào núm nhụy.
Sự hiện diện của phấn hoa trên (núm nhụy) cơ quan sinh dục đực khiến cho hoa héo nhanh chóng rồi bầu hoa bắt đầu nở rộng ra. Sau một thời gian (thời kỳ này có thể thay đổi theo từng loại từ vài tháng cho đến một năm) noãn đợc thụ phấn, bầu hoa phát triển đầy đủ và trái chín đậu (nở) dọc theo các đờng nối của ba lá noãn và phóng ra các hạt bé li ti. Các hạt này có đến hàng ngàn hạt, nh Ở nhiều loài lan châu âu, giống Cycnoches chlorochilon khoảng chừng 3.700OOO hạt. Những hạt giống không chừa các chất dinh dỡng do gió gieo vãi ; để đợc nảy mầm cần có nấm cộng sinh (rễ nấm) hỗ trợ các chất cần thiết, đặc biệt Ở đầu các giai đoạn phát triển.
Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc, có dạng từ quả cải dài ( Vanilla) đến dạng hình trụ ngắn phình ở giữa ( ở đa số các loài khác). Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Ở một số loài, quả chín nở theo 1- 2 khía dọc, thậm chí không nứt ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ quả khi vỏ này bị mục nát.
✿ ✿ Hạt lan ✿ ✿
Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti (do đó trước đây gọi họ phong lan là họ vi tử ). Hạt chỉ cấu tạo bởi một khối chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Phải trải qua 2 – 18 tháng hạt mới chín. Phần lớn hạt thường chết vì khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nảy mầm. Do đó hạt nhiều có thể theo gió bay rất xa, nhưng hạt nảy mầm thành cây lại rất hiếm. Chỉ ở trong những khu rừng già ẩm ướt, vùng nhiệt đới mới đủ điều kiện cho hạt lan nảy mầm. Khối lượng toàn bộ hạt trong một quả chỉ bằng 1/10 đến 1/1000 miligam. Trong đó không khí chiếm khoảng 76 – 96% thể tích của hạt. Rõ ràng hạt cây lan hầu như không có khối lượng.
Càng đi sâu vào chi tiết thì các loài hoa lan càng khác nhau nhiều, đặc tính sinh học của cây hoa lan muôn màu, muôn vẻ, không thể nào tả hết được, chỉ cần đề cập đến cánh môi cũng rất phong phú. Cánh môi của một số loài rất to, có tua, có gờ… nhưng cánh môi của một số loài lại rất nhỏ, trơn láng hay nhẵn bóng, thường có cựa, có móc, có túi ở đằng sau.


(Nguyễn Tiến sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau)

No comments:

Post a Comment